Những nguyên nhân phổ biến khiến điều hòa không lạnh như ý muốn của bạn
Điều hòa nhà bạn đang chạy bình thường, đến một ngày bỗng dưng nó lại kém lạnh hoặc mất lạnh, dù đã bật rất lâu nhưng cũng không lạnh chút nào? Khi điều hòa gặp phải tình trạng này thì bạn nên sớm khắc phục, nếu để lâu ngày máy sẽ hư hỏng nặng và chi phí sửa tăng cao.
Dưới đây là những nguyên nhân điều hòa không mát và cách sửa chữa bạn có thể tham khảo.
1. Điều hòa không mát do quá bẩn
Điều hòa nếu hoạt động lâu ngày mà không được bảo dưỡng, bụi bẩn sẽ bám mảng khiến lượng gió mát không được thổi ra ngoài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến, khiến điều hòa mặc dù đã hoạt động hết công suất nhưng không khí trong phòng vẫn hết sức nóng.
Ngoài ra, việc điều hòa bẩn còn khiến cho điều hòa chạy tốn điện hơn bình thường rất nhiều.
Bạn vẫn có thể tự mình vệ sinh điều hòa bằng cách:
Vệ sinh dàn nóng: Dùng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước theo dạng tia vào các khe của dàn tản nhiệt nhằm tẩy sạch lớp bụi bẩn, côn trùng bám.
Vệ sinh dàn lạnh: Dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn; Rửa sạch lưới lọc không khí sau đó vẩy khô, lắp lại.
2. Điều hòa thiếu hoặc hết gas
Biểu hiện điều hòa thiếu hoặc hết gas là làm mát kém hoặc không lạnh; Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy; Áp suất gas hút về máy nén thấp hơn áp làm việc bình thường (bình thường từ 65 -75psi). Áp suất phía cao áp cũng thấp hơn bình thường.
Đặc biệt, đối với một số loại máy điều hòa sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5 -10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh khi không đáp ứng đủ lượng gas cho máy vận hành.
Điều hòa mất gas do rò rỉ đường ống, rò rỉ tại các mối nối, giắc co hoặc do sử dụng lâu không được bảo dưỡng.
Để khắc phục tình trạng này cần phải có thợ sửa điều hòa lành nghề với các thiết bị kiểm tra đường ống chuyên dụng, đảm bảo chắc chắn đường ống không bị hở sau khi sửa chữa và nạp gas điều hòa bổ sung.
3. Block không chạy
Khi block (máy nén) không chạy thì điều hòa nhiệt độ sẽ không lạnh. Nguyên nhân của tình trạng này do:
Mất nguồn cấp đến máy nén do lỗ do board điều khiển, contactor không đóng, hở mạch.
Nhảy thermic bảo vệ máy nén thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu hoặc hư, motor máy nén không quay.
Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong.
Với tình trạng này, bạn cần gọi thợ sửa chữa điều hòa để khắc phục tình hình.
4. Hỏng tụ điện, bảng mạch
Tụ điện, bảng mạch bị hỏng sẽ biến máy điều hòa thành một chiếc quạt gió thông thường. Nguyên nhân thường gặp: Điều hòa hoạt động quá tải; điều hòa duy trì ở nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ C) liên tục trong thời gian quá dài.
Cách khắc phục: Liên hệ với trung tâm bảo trì để được thay mới tụ điện, bảng mạch; để giảm thiểu hư hỏng tụ chỉ nên duy trì điều hòa ở mức nhiệt độ từ 25 – 27 độ C. Vệ sinh bảng mạch thường xuyên ngăn chặn kịp thời côn trùng làm tổ gây chập cháy bảng mạch. Khi vệ sinh phải tắt nguồn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
5. Dàn lạnh bị chảy nước
Vỏ dàn lạnh bị đọng sương, gió thổi ra ở dạng sương hoặc thổi ra giọt nước, dàn lạnh bị đóng tuyết.
Dàn lạnh bị đóng tuyết là do quạt dàn lạnh không quay hoặc quay chậm. Nên sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư máy nén (block).
Dàn lạnh thổi ra giọt nước do dàn lạnh quá bẩn. Trong một số trường hợp là do lỗi nhà sản xuất, các dàn lạnh này có một số khe hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài.
6. Lắp điều hòa ở bức tường nóng nhất trong phòng
Nơi tường nóng nhất là nơi mặt trời trực tiếp chiếu vào khiến nhiệt độ tường cao. Nhiều người lắp đặt điều hòa ở vị trí này là một sai lầm.
Khi bạn lắp điều hòa ở nơi tường nóng, trước khi làm mát không khí trong phòng thì điều hòa phải làm mát tường trước – điều này vừa tốn điện vừa không có nhiều tác dụng
Chính vì thế, bạn cần chọn những góc tường mát khi lắp đặt để có thể làm mát căn phòng nhanh và đạt hiệu quả cao nhất.
7. Quá tải điện
Vào mùa hè nhu cầu sử dụng điện của các gia đình tăng cao thường gây nên hiện tượng quá tải ở nhiều khu vực. Nguồn điện yếu, không ổn định khiến lốc máy bị nóng lên, khả năng làm lạnh kém hoặc dừng hoạt động.
Vì thế, vào những ngày nắng nóng nên sử dụng thêm một ổn áp để ổn định nguồn điện cấp cho điều hòa, đảm bảo máy luôn hoạt động tốt đáp ứng kịp thời nhu cầu giải nhiệt của gia đình.